Chương 12: Mọi chuyện dù xấu đến đâu cũng có mặt tốt của nó.
Theo triết học duy vật biện chứng thì tất cả các sự vật hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, đây chính là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập; triết học Đông Phương thì có Thái cực đồ chính là vòng tròn âm dương, trong dương có âm, trong âm có dương; Phật thì dạy pháp duyên khởi: cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này không có thì cái kia không có, cái này diệt thì cái kia diệt.
Ví dụ có một người phụ nữ đã có tuổi, người này có chồng bỏ mình đi theo cô gái trẻ đẹp hơn, phản ứng thường thấy là người phụ nữ sẽ rất buồn khổ vì mất chồng, vì cảm thấy bị phản bội, có người còn cảm thấy tự ti vì mình không còn nhan sắc trẻ đẹp của thời con gái, mặt khác nếu suy nghĩ theo cách khác người phụ nữ đó có thể nhận ra chồng không còn bên cạnh mình nữa thì mình không còn phải lo lắng cơm nước cho ông ta, không phải cực khổ chăm lo cho ông ta những tháng năm trên giường bệnh vì tuổi già, cũng không phải đau khổ khi tiễn ông về với tổ tiên, hiển nhiên cũng không phải nhọc thân lo hậu sự cho ổng.
Người phụ nữ đó giờ có thể có nhiều thời gian hơn để chăm sóc bản thân và con cái, làm những điều mình muốn mà trước đây chưa có dịp để làm. Hiển nhiên không người phụ nữ nào mong được chồng bỏ để được rảnh rỗi, thảnh thơi như vậy nhưng đằng nào chồng cũng theo người khác rồi, tình nghĩa chẳng còn gì rồi thì giữa hai lựa chọn, một là u sầu ảo não cho héo mòn theo ngày tháng, hai là thoải mái tận hưởng những ngày tháng không phải nhọc lòng chăm lo cho chồng, nếu là người tỉnh táo chắc không ai lựa chọn phương án số một nhưng tình cảm mà, rất khó nói.
Trở lại chuyện của Tĩnh Lam, vì chân đau cô phải tốn mất ba ngày nghỉ phép. Bù lại cô tranh thủ dịp này mở youtube ra nghe các thầy giảng pháp. Thấy báo chí nói nhiều về tình trạng phá thai trong nước, cô thử tìm bài pháp quan điểm của Phật giáo về vấn đề phá thai. Phật giáo chỉ chấp nhận một trường hợp duy nhất đó là việc mang thai có thể gây nguy hiểm cho người mẹ, còn lại thì dù là dị tật gì đi nữa thì người ta vẫn không cho phép phá bỏ các bào thai.
Những đứa trẻ bị tật nếu được sinh ra thì không chỉ nó khổ mà gia đình nó cũng khổ theo sao! Phật giáo quan niệm nếu đã là nghiệp thì phải trả mới xong, nếu lần này phá bỏ thì lần tái sinh sau cũng vẫn như vậy, mà cha mẹ còn mang thêm tội sát sanh, đã là nghiệp, là nợ thì trả được bao nhiêu thì cứ trả đi, lần lữa làm chi để lãi mẹ đẻ lãi con mà nợ nần thêm chồng chất. Biết là vậy nhưng nghĩ đến cảnh ngày ngày chứng kiến con mình không được bình thường như những đứa trẻ khác, có mấy ai mà chịu đựng được nhưng cũng không thể không công nhận phá thai làm một hành động vô đạo đức, là giết người mà còn là giết con cháu của chính mình, tội lỗi này khó có thể xem nhẹ được.
Xem các thống kê về phá thai trong nước thì thật là nhức nhối, đứng hàng đầu thế giới. Cũng không có gì lạ khi mà giáo dục giới tính chưa được làm một cách nghiêm túc, giới trẻ hiện đại có quá nhiều điều kiện để thỏa trí tò mò trong khi kỹ năng tự bảo vệ mình lại thiếu trầm trọng, hơn nữa việc xem nhẹ vấn đề phá thai của xã hội mới là vấn đề nan giải. Phá thai sẽ là lựa chọn hàng đầu trong trường hợp có thai ngoài ý muốn, với quan điểm, không chăm sóc được thì không sinh ra, chỉ là một giọt máu thôi cũng chưa có hình hài gì, cô gái còn cả tương lai phía trước không thể để đứa bé gây cản trở… Vô vàn lý do được đưa ra để hợp lý hóa cái việc giết chóc kinh khủng đó. Rất khó để người ta từ bỏ cái việc mà họ đang quyết ý làm, Tĩnh Lam biết việc đó, nhưng thực tế cũng còn rất nhiều cô gái trót mang thai ngoài ý muốn những vẫn muốn giữ lại máu mủ của mình, Tĩnh Lam nghĩ mình có thể làm một chút việc gì đó.
Khi chân đã đỡ hẳn, Tĩnh Lam bắt đầu ghé thăm một số nhà tạm lánh, nơi giúp các người mẹ đơn thân trong thời gian chờ sinh nở. Những nơi như thế này cũng giống như trong chùa vậy, việc chẳng khi nào là thiếu, chỉ là mình có muốn bỏ công sức ra làm hay không thôi. Ở nhà tạm lánh, mọi người phải dựa nhau mà sống, tinh thần bầu nhỏ chăm bầu lớn, đẻ xong cứng cáp rồi thì chăm lại các bầu kia, ai giúp được gì thì giúp thôi. Tĩnh Lam đến đó, rảnh thì giúp một số việc lặt vặt, thỉnh thoảng trích ít tiền lương mua sữa và vật dụng cho bà bầu cũng như trẻ sơ sinh. Cô in các thông tin về các nhà tạm lánh, gởi cho bác sĩ Thanh Khê nhờ bác thuyết phục các bác sĩ sản khác, trong trường hợp có người muốn phá bỏ vì có thai ngoài ý muốn thì sẽ cho lời khuyên và cung cấp thông tin về những nơi có thể hỗ trợ các thai phụ đơn thân sinh con. Hễ có thời gian là cô đến các phòng khám, lân la trò chuyện với các thai phụ ở đó, gặp trường hợp cần giúp đỡ cô liền khuyến khích động viên để họ không bỏ thai. Số khuyên được cũng có nhưng số không là vẫn bỏ, vì chờ sinh một đứa trẻ đối với họ đã là một vấn đề nói gì đến việc sinh ra rồi chăm sóc nó cho đến lớn. Cũng phải chấp nhận thôi, Tĩnh Lam làm hết sức có thể, làm vì thấy bên trong mình có một sự thôi thúc phải làm, nếu không thì lại không thấy yên lòng.
Buổi trưa, Cao Sơn vừa xuống cầu thang đi ngang chỗ tiếp tân thì thấy Mộng Điệp đang lôi kéo Quý Quyền: _Đi mà, giúp tôi đi mà! _Tôi cháy túi thiệt rồi! Vừa rồi tôi vét sạch túi đầu tư rồi, giờ ăn cũng toàn quẹt thẻ tín dụng chờ lương thôi nè. Ngước lên thấy Cao Sơn đi ra, anh chàng liền hô lên: _Có núi Thái Sơn ở đây cô còn không mau dựa. Anh Cao Sơn ở đây có mỹ nữ đang cần được giúp đỡ nè.
Cao Sơn bước đến gần, thì Mộng Điệp ngại ngùng nhìn xuống. Quyền nhà ta đưa tay nắm lấy khuỷu tay cô kéo đến bên Cao Sơn: _Tiểu nữ là con nhà lành, nhan sắc thì dư mà tiền thì đang rất thiếu. Anh hùng mở lòng hào hiệp cứu mỹ nhân, tiểu nữ xin lấy thân báo đáp. Mộng Điệp đánh vào tay Quý Quyền: _Nói cái gì vậy? _Chuyện gì đây? - Cao Sơn lên tiếng. _Nói đi – Quý Quyền bảo Mộng Điệp
Mộng Điệp gãi gãi đầu: _Anh Sơn! Em đang cần ít tiền, mượn Quý Quyền mà nó hiện cũng đang kẹt. _Cô cần bao nhiêu? _Dạ, dạ… cỡ 25 triệu. Anh cho em mượn đỡ, có lương em gởi anh liền, tầm…tầm 5 tháng là em trả đủ. _5 tháng không phải là vài ngày. Tôi dân tài chính, tiền ra vô là phải phát sinh lợi nhuận, không thì không có chỗ đứng trên giang hồ. _Dạ em chịu lãi cho. Nhưng anh có thể nể tình lấy thấp thấp xíu được không? _Trường hợp cô như vầy hẳn là đang cần gấp? _Dạ, đang gấp, gấp lắm. _Gấp thì lãi sẽ phải cao hơn bình thường rồi. Vầy đi, giờ cô đi ăn trưa với tôi, chúng ta sẽ bàn bạc điều kiện. _Anh ăn cơm ở đâu ạ? _Ở căn tin của công ty thôi. _Vậy để em đem cơm em đi, sáng em có mang cơm theo. _Vậy cũng được.
Khi cả hai vào căn tin của công ty, Cao Sơn bảo Mộng Điệp: _Cô chọn bàn đi nhé, tôi đi lấy cơm. Mộng Điệp chọn một bàn gần cửa sổ, và cũng tương đối ít người ngồi. Cô bày sẵn thức ăn ra trước mặt. Lát sau Cao Sơn mang cơm đến, ngồi xuống đối diện với cô. Nhìn phần thức ăn Mộng Điệp bày trên bàn, Cao Sơn hỏi cô: _Cô vẫn ăn chay hàng ngày à? _Dạ. – Mộng Điệp cười xác nhận. _Cô ăn được bao lâu rồi. _Cũng được một thời gian rồi anh. _Vì sao cô lại ăn chay? _Vì tôi thấy tội nghiệp mấy con vật, tôi thấy mình ăn rau cỏ vẫn sống bình thường được nên thôi tôi không ăn thịt nữa. Cao Sơn gật gù tỏ vẻ đã hiểu.
Vì Cao Sơn ăn mặn nên sau khi nói vậy cô có chút ngại ngùng: _Anh có ăn chay rằm, mùng 1 gì không? _Tôi không. Hồi giờ tôi chỉ ăn chay một vài lần khi đến chùa thôi. _Vậy anh có muốn ăn thử bên này không? - Mộng Điệp vừa nói vừa chỉ vào các hộp thức ăn của cô. _Có. Tôi gắp nhé. _Dạ. Anh thử đi. Cao Sơn gắp mỗi thứ một ít cho vào đĩa của mình rồi nói: _Chúng ta ăn đi. _Dạ.
Mộng Điệp nhắm mắt đọc thầm trong đầu: “Vạn vật tranh sống trên trái đất này Nguyện cho tất cả bưng bát cơm đầy”
Cô mở mắt ra nhìn lên thì thấy Cao Sơn đang nhìn mình, cô cười: _Mời anh ăn cơm. Cao Sơn gật đầu rồi lấy thìa bắt đầu ăn cơm. Lát sau anh hỏi: _Cô là Phật tử hả? _Dà. _Cô có hay đi chùa không? _Cũng thỉnh thoảng thôi anh, một năm cũng chỉ vài lần. _Vậy ở nhà cô có đọc kinh không? _Đọc kinh thì tôi có, tôi hay đọc kinh nhật tụng. _Mỗi ngày? _Cũng gần gần như vậy. Thấy anh ăn mấy miếng thức ăn của mình cô hỏi: _Anh ăn thấy được không? _Tôi thấy ngon đấy! _Anh nói thật chứ? – Mộng Điệp cười vui vẻ. _Thật.
Sau khi xong bữa ăn, Mộng Điệp thu dọn hộp của mình cho vào túi, Cao Sơn mang chén dĩa đã dùng xong đi dọn, anh quay lại với hai cốc nước. Mộng Điệp rụt rè hỏi anh: _Anh có thể dành chút thời gian suy nghĩ việc của tôi không? _Việc cho cô mượn tiền đó hả? _Dạ, anh có thể quyết định sớm chút được không? _Tôi nghĩ xong rồi. _Thế ạ! Như thế nào anh? _Tôi sẽ không lấy lãi bằng tiền. _Vậy bằng gì anh? _Sức lao động. Mộng Điệp ngẩn ra: _Là làm gì anh? _Cô phải nấu cho tôi ăn mỗi khi tôi yêu cầu. _Nhưng không phải hôm nào tôi cũng có thời gian để nấu ăn đâu.
Cao Sơn nhún vai: _Cô có thể tìm nơi khác có mức lãi suất phù hợp với điều kiện của mình. Anh nhớm người định đứng lên, Mộng Điệp vội rướn người qua, chặn tay anh ngăn lại. _Tôi đồng ý! - Mộng Điệp trong lòng nghĩ cứ đồng ý trước rồi tính sau vậy, không nói cứng được thì khóc lóc, ỉ ôi, than vãn. Cao Sơn ngồi lại: _Vậy là trong thời gian tôi mượn tiền thì khi ăn cần tôi sẽ nấu cơm cho anh có phải không? – Mộng Điệp xác nhận lại. _Cô phải nấu cho tôi đúng một tháng, tương đương với 30 ngày, thời hạn không xác định. Hiển nhiên là không phải ngày nào cũng cần cô nấu, thỉnh thoảng thôi. Vả lại cô yên tâm, tôi không phải là Quý Quyền mà bắt cô nuôi cơm, tiền thức ăn tôi sẽ trả, cô chỉ phải bỏ công nấu thôi. _Vậy thì còn ok hơn nữa. Tôi đồng ý. Mà hôm nay anh đưa tiền cho tôi mượn luôn được không. _Cô gởi số tài khoản qua đi. Nhìn Mộng Điệp tập trung nhìn vào điện thoại để gởi thông tin, bản thân Cao Sơn cũng không hề để ý là gương mặt mình đang giãn ra, ý cười hiển hiện.
Bạn không thể tạo đề tài mới Bạn không thể viết bài trả lời Bạn không thể sửa bài của mình Bạn không thể xoá bài của mình Bạn không thể gởi tập tin kèm